Ai sống trên đời cũng cần có tiền. Việc kiếm tiền đầu tiên có thể là mục đích nhưng sau đó đồng tiền sẽ là phương tiện chứ không phải là mục đích sau cùng. Chúng ta không thể nói tự thân tiền là tốt hay xấu. Tiền giúp người ta sống, học tập để đạt được ước mơ của mình và giúp đỡ những người khác. Mỗi năm những người giàu có đóng góp hàng tỉ đô la vào những công trình phúc lợi xã hội, những chương trình nhân đạo, giúp những người nghèo và bệnh tật… Vậy tiền tốt chứ! Nhưng chẳng phải tiền bạc cũng là nguồn gốc của nhiều điều xấu xa đó sao? Bời chúng ta đang sống trong một xã hội thường đánh đồng thành công về tiền bạc với thành công cuộc sống nên có đôi điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn: Tự thân đồng tiền không phải là xấu. Bản thân đồng tiền không phải là cội rễ của tất cả mọi sự xấu xa mà thật ra, chính sự ham muốn có tiền, ngay cả khi bạn đang có thật nhiều tiền. Vấn đề là chúng ta kiếm tiền bằng những cách chân chính và chúng ta tiêu tiền vào những mục đích chính đáng thì khi đó, đồng tiền sẽ sản sinh ra những điều tốt. Tiền bạc không phải là điều kiện đủ để thành công. Trước đây, tôi thường đọc nhiều sách viết về con đường thành công của những nhà triệu phú, tỉ phú… Trong số đó có vài người đã phải vào tù vì chính con đường dẫn đến thành công của mình. Ivan Boesky, một nhà tài phiệt nổi tiếng đã nói hơi quá rằng “Tham lam đôi khi cũng tốt” – và chỉ vài tháng sau, ông bị truy tố. Boesky đã tuyên bố một điều mà nhiều người thường nghĩ nhưng không phải bao giờ cũng đúng, đó là: Thành công đồng nghĩa với giàu có.
Còn nhớ những năm 90, khi phong trào giao dịch trên mạng và tham gia vào thị trường chứng khoán nổi lên như cồn, ngày nào cũng có những người bỗng chốc trở thành tỉ phú. Thế là một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần đành phải nhường chỗ cho sự giàu có và kiểu sống của những người “mới phất” đó. Nguyên nhân của vô số những vụ tai tiếng và bê bối tập thể liên tục xảy ra tại Enron, Authur Andersen, Tyco, Xerox, WorldCom, v.v. là bởi vì họ chưa có cái nhìn đúng đắn về đồng tiền. Những kẻ vào tù trong những năm 80 hoặc những người bị phá sản vào những năm 90 là những kẻ tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Khi được phỏng vấn, có rất nhiều nhà quản lý đã nói rằng, mặc dù bỏ rất nhiều thời gian để cố sức đạt những mục tiêu tài chính, nhưng dường như cuộc sống đối với họ vẫn “trống rỗng và vô nghĩa”. Có đến 60% những nhà điều hành cấp cao tiết lộ rằng họ thực sự hối tiếc khi đã đánh đổi cuộc sống gia đình để có thể theo đuổi những mục tiêu nghề nghiệp. Tại sao những người đã có đầy đủ tiền bạc, quyền lực và cả địa vị vẫn không cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời thật đơn giản, đó là bởi vì sở hữu những thứ đó không hẳn có nghĩa là đạt được thành công. Họ chưa nhận ra điều gì là chính yếu cho cuộc sống của mình. Họ trở thành nô lệ của đồng tiền và những thứ do đồng tiền mang lại. Khi đó họ đã vô tình gây tổn hại cho cuộc sống của bản thân cũng như của những người khác. Khi phóng đại quá mức tầm quan trọng của đồng tiền chính là bạn đang đánh lừa chính mình, gạt mình ra khỏi những điều tuy bình dị nhưng lại có ý nghĩa lớn, những điều có thể làm cho cuộc sống thú vị hơn, sâu sắc và đáng yêu hơn.
Trích những bài học cuộc sống
Còn nhớ những năm 90, khi phong trào giao dịch trên mạng và tham gia vào thị trường chứng khoán nổi lên như cồn, ngày nào cũng có những người bỗng chốc trở thành tỉ phú. Thế là một số giá trị về mặt đạo đức và tinh thần đành phải nhường chỗ cho sự giàu có và kiểu sống của những người “mới phất” đó. Nguyên nhân của vô số những vụ tai tiếng và bê bối tập thể liên tục xảy ra tại Enron, Authur Andersen, Tyco, Xerox, WorldCom, v.v. là bởi vì họ chưa có cái nhìn đúng đắn về đồng tiền. Những kẻ vào tù trong những năm 80 hoặc những người bị phá sản vào những năm 90 là những kẻ tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Khi được phỏng vấn, có rất nhiều nhà quản lý đã nói rằng, mặc dù bỏ rất nhiều thời gian để cố sức đạt những mục tiêu tài chính, nhưng dường như cuộc sống đối với họ vẫn “trống rỗng và vô nghĩa”. Có đến 60% những nhà điều hành cấp cao tiết lộ rằng họ thực sự hối tiếc khi đã đánh đổi cuộc sống gia đình để có thể theo đuổi những mục tiêu nghề nghiệp. Tại sao những người đã có đầy đủ tiền bạc, quyền lực và cả địa vị vẫn không cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời thật đơn giản, đó là bởi vì sở hữu những thứ đó không hẳn có nghĩa là đạt được thành công. Họ chưa nhận ra điều gì là chính yếu cho cuộc sống của mình. Họ trở thành nô lệ của đồng tiền và những thứ do đồng tiền mang lại. Khi đó họ đã vô tình gây tổn hại cho cuộc sống của bản thân cũng như của những người khác. Khi phóng đại quá mức tầm quan trọng của đồng tiền chính là bạn đang đánh lừa chính mình, gạt mình ra khỏi những điều tuy bình dị nhưng lại có ý nghĩa lớn, những điều có thể làm cho cuộc sống thú vị hơn, sâu sắc và đáng yêu hơn.
Trích những bài học cuộc sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét