Kết Nối

Khác Biệt click here
"Hãy luôn khao khát, Hãy cứ dại khờ".

Vượt Lên Số Phận


Danh Ngôn

Gieo suy nghĩ, gặt hành động.
Gieo hành động, gặt thói quen.
Gieo thói quen, gặt tính cách.
Gieo tính cách, gặt số phận.

Blog Radio


Nội Dung

Phúc Hữu Hồ. Được tạo bởi Blogger.

Bài Học


Danh Mục

Arsip Blog

Đọc Nhiều


Để Bài Thuyết Trình Hiệu Quả “Hãy Sử Dụng Bằng Chứng”

“Nếu bạn có điều quan trọng cần nêu ra thì đừng cố tỏ ra tinh tế hay khéo léo. Hãy đi thẳng vào vấn đề. Nói đúng điểm đó. Sau đó quay lại và nhắc thêm một lần nữa. Rồi nói tiếp lần thứ ba – một cách cực kỳ hiệu quả!” -Winston Churchill
Khi đoạn mở đầu thu hút được sự chú ý của khán giả thì ta cần nêu ra chủ đề hoặc thông điệp của bài thuyết trình. Cũng như trong một bản hòa nhạc hay được nhà soạn nhạc đưa ra chủ đề trước và sau đó tiếp tục tạo ra những biến đổi khác nhau quanh đó, người nói trình bày thông điệp và sau đó tiếp tục phát triển nó lên bằng các số liệu, thông tin và bằng chứng. Cách mở đầu được thiết kế để thu hút sự chú ý của khán giả. Câu nói nêu ra thông điệp tập trung sự chú ý vào chủ đề. Đó có thể là một câu nói có chủ đích như “bây giờ chúng ta sẽ xem xét những thuận lợi và bất lợi của quy trình lập ngân sách mới”. Đó cũng có thể là một câu hỏi như “những bước cần thiết để đạt được chứng chỉ ISO 9001 trước 15 tháng 12 của năm tới là gì?” Đôi khi câu nêu ra thông điệp được trình bày ở dạng định đề logic như “nếu…là đúng thì…cũng đúng và ….là kết quả đương nhiên”. Câu nêu ra thông điệp dẫn dắt quá trình phát triển của bài thuyết trình và giúp nó đi theo đúng mục đích hoặc mục tiêu.
Hãy cẩn thận với câu chuyện cười. “vì một lý do đáng tiếc nào đó, người chưa có kinh nghiệm thấy rằng anh ta cần ‘thắp sáng’ buổi nói chuyện của mình bằng cách kể một câu chuyện cười; anh ta cho rằng vai trò của Mark Twain đè lên vai anh ta. Đừng rơi vào cái bẫy này”Dale Carnegie
Sử dụng bằng chứng là một phần thiết yếu của bài thuyết trình hiệu quả. Những câu hỏi thường xuất hiện trong đầu khán giả, mặc dù ít khi được hỏi, là “tại sao tôi phải lắng nghe anh?” “tại sao tôi phải tin anh?” và “ngoài anh ra còn ai nói điều này?” Một trong những công cụ chủ yếu khi chúng ta muốn thuyết phục người khác nghe theo quan điểm của chúng ta là sử dụng bằng chứng.
Bằng chứng đánh tan nghi ngờ
D – Demonstrations (Thuyết minh, diễn giải)
E – Examples (Ví dụ)
F – Facts (Số liệu thực tế)
E – Exhibits (Dụng cụ trình bày)
A – Analogies (So sánh liên tưởng)
T – Testimonials (Dẫn chứng)
S – Statistics (Thống kê)
Dale Carnegie Vietnam
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét