Kết Nối

Khác Biệt click here
"Hãy luôn khao khát, Hãy cứ dại khờ".

Vượt Lên Số Phận


Danh Ngôn

Gieo suy nghĩ, gặt hành động.
Gieo hành động, gặt thói quen.
Gieo thói quen, gặt tính cách.
Gieo tính cách, gặt số phận.

Blog Radio


Nội Dung

Phúc Hữu Hồ. Được tạo bởi Blogger.

Bài Học


Danh Mục

Arsip Blog

Đọc Nhiều


Marketing mới cho thời đại mới


Chỉ trong một ngày làm việc, Philip Kotler, một trong bốn “bộ óc” vĩ đại nhất của thế giới quản trị (theo bình chọn của Financial Times) đã thổi một luồng gió mới của tri thức và những tư tưởng kinh doanh toàn cầu vào cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các nước trong khu vực.

Hội thảo Quốc tế “Marketing mới cho thời đại mới” đã diễn ra rất sôi động ngày 17/8/2007 tại TP.HCM, với sự tham gia của gần 700 doanh nhân, chuyên gia kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực. Hội thảo do Tổ hợp Giáo dục PACE tổ chức, với sự tài trợ của Cty chứng khoán Quốc tế (VIS), Công ty Cổ phần Vạn Phát, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm.

Tiếp thị nhân bản, tiếp thị xã hội

Tại buổi hội thảo, Philip Kotler đã phát biểu rằng, những tư tưởng kinh doanh đột phá, những tư tưởng “tiếp thị nhân bản”, “tiếp thị xã hội” được phổ biến và áp dụng sâu rộng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự tiến bộ xã hội. Bởi bằng những tư tưởng, những giá trị tiến bộ sẽ làm thay đổi những thái độ, hành vi có ảnh hưởng không tốt đến cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Người dân của quốc gia chính là yếu tố quan trọng làm nên hình ảnh của một quốc gia.

Khi được hỏi về hình ảnh của Việt Nam, Philip Kotler nhận xét, Việt Nam đang có một hình ảnh hết sức thuận lợi, người Việt Nam được nhìn nhận là những người thân thiện, hiếu khách, chăm chỉ và giàu khát vọng. Việt Nam cũng có thể làm được những điều tương tự như các quốc gia phát triển khác đã từng làm. Một khi Việt Nam đã quyết định được hình ảnh mà mình muốn xây dựng trong mắt du khách và nhà đầu tư nước ngoài là gì, Việt Nam cần có những bước đi để các công dân và doanh nghiệp của mình làm sống dậy hình ảnh đó.

Philip Kotler nói: “Có những đất nước mà người ta chẳng biết gì ngoài cái tên, và cả cái tên nghe cũng lạ tai. Nhưng với Việt Nam, một đất nước cũng xa xôi nhưng tôi đã nghe về các bạn qua lịch sử, văn hóa lâu đời, những cuộc chiến tranh oanh liệt và đặc biệt, là hình ảnh về một đất nước đang cất cánh.

Việt Nam không thể lẫn vào bất cứ quốc gia nào khác bởi tôi ấn tượng với sự phát triển về kinh tế của các bạn. Nếu Nhật Bản được biết đến như một chiếc trực thăng, phát triển nhanh đột biến theo chiều thẳng đứng, thì Việt Nam các bạn là một chiếc máy bay lấy đà từ tốn và cất cánh. Tôi thấy các bạn đã cất cánh, và tôi còn sẽ thấy các bạn lên cao hơn nữa, chắc chắn là vậy!”.

Trong buổi họp báo, Philip Kotler đề cập đến một sai lầm nguy hiểm nhất là quan niệm thích tung ra cái mới cho dù chưa phải là cái tốt nhất. Sản phẩm mới được cái lạ, nhưng nếu mới mà không tốt thì sẽ không thu hút được sự quan tâm của khách hàng, vì họ không dễ từ bỏ thói quen, niềm tin với sản phẩm cũ, huống hồ là sản phẩm cũ tốt hơn hẳn.

Chiếm thị phần trong trái tim khách hàng

“Tôi đã có 38 năm gắn bó với ngành marketing mà vẫn tiếp tục bị nó quyến rũ. Khi chúng ta nghĩ rằng, rốt cuộc chúng ta hiểu được marketing là gì, thì nó lại bắt đầu một điệu nhảy mới và chúng ta lại phải cố hết sức để nhảy theo nó. Hơn nữa, marketing đòi hỏi phải có cách nhìn rộng hơn, không chỉ coi nhiệm vụ duy nhất của marketing là làm sao tăng cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ mà thôi.

Hiện nay, vẫn còn quá nhiều công ty hoạt động tập trung vào việc bán sản phẩm thay vì tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội. Tôi hi vọng, công ty bạn sẽ không nằm trong số đi ngược xu hướng này” - Philip Kotler nói.

Ông cũng chỉ ra rằng, các nguyên tắc về marketing có thể học trong một thời gian ngắn, nhưng người học phải sống cùng thậm chí chết cùng, phải mất mát và trải nghiệm thì mới nắm bắt được. Khác biệt cơ bản và sâu sắc nhất giữa marketing hiện tại và sau này là, các công ty không còn xu hướng mind share, nghĩa là chiếm vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng mà sẽ hướng đến heart share - chiếm thị phần trong trái tim khách hàng.

Cùng với Philip Kotler, cộng đồng doanh nhân Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực triệt tiêu những chiêu thức tiếp thị chỉ để gia tăng doanh số, gia tăng lợi nhuận nhưng lại làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của con người, của xã hội. Thay vào đó là những hình thức kinh doanh, những hình thức tiếp thị nhắm tới sự phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân, cho toàn xã hội và cho cả nhân loại. Từ đó, mỗi doanh nhân cũng sẽ giàu có hơn, doanh nghiệp cũng sẽ hùng mạnh hơn.

Lời khuyên của Philip Kotler dành cho cộng đồng kinh tế Việt Nam là: phát triển hoạt động kinh doanh tự do hơn, tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư phát triển mạnh hơn và tập trung phát triển phần mềm dễ quản lý và tiết kiệm nhiều thời gian nhân lực. Người Việt Nam đặc biệt có nhiều ý tưởng và rất tham vọng, hãy để mỗi bạn trẻ làm việc hết sức mình, họ sẽ thực hiện được tham vọng trở thành những Google, Yahoo, những Bill Gates...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét