Kết Nối

Khác Biệt click here
"Hãy luôn khao khát, Hãy cứ dại khờ".

Vượt Lên Số Phận


Danh Ngôn

Gieo suy nghĩ, gặt hành động.
Gieo hành động, gặt thói quen.
Gieo thói quen, gặt tính cách.
Gieo tính cách, gặt số phận.

Blog Radio


Nội Dung

Phúc Hữu Hồ. Được tạo bởi Blogger.

Bài Học


Đọc Nhiều

Một chút Suy Ngẫm 
https://www.facebook.com/Life.Skill.Education

"Hãy tập sống và đừng tin vào lời nói của người khác, dù lời nói ấy đẹp cỡ nào. Phải thấy người ta sống, phải căn cứ vào cách người ta sống, căn cứ vào tinh thần người ta sống, căn cứ vào sự sung mãn người ta sống, căn cứ và sự sâu sắc người ta sống, căn cứ vào niềm vui người ta sống, căn cứ vào sự thủ hưởng người ta sống. Đừng bao giờ căn cứ vào lời người ta nói." - Duy Tuệ

Điều Quý Giá Nhất Từ Một Người Đàn Ông?

Thật ngược đời khi bản thân tôi, một thằng đàn ông, lại bảo một người phụ nữ phải yêu điều gì nhất từ chính một thằng đàn ông. Điều đó cũng chẳng khác mấy chuyện, mèo khen mèo dài đuôi. Nhưng việc đứng nhìn những người mình từng yêu thương lao đầu vào cái vết xe đổ, thật lòng tôi cũng không cam tâm.
Có một câu chuyện vui như sau: Năm 20 tuổi, người phụ nữ cần một người đàn ông đẹp trai, thông minh và biết quan tâm đến họ. Năm 30 tuổi, họ cần một người đàn ông thông minh và biết quan tâm đến họ. Đến năm 40 tuổi thì điều họ cần chỉ là một người đàn ông biết quan tâm đến họ.
Thì quả thật, năm 40 tuổi, người đàn bà không còn gì xuân sắc để đòi hỏi. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, bởi vì đã 40 tuổi nên người đàn bà biết cái điều gì là quý giá nhất dành cho họ.

Đẹp để làm gì?

Tôi cũng là một kẻ háo sắc. Thấy một người đẹp, nặng thì tôi quay đầu lại nhìn, nhẹ thì cũng khẽ đưa mắt ngắm thầm. Cơ bản, tôi thích ngắm cái đẹp, nó làm tôi rạo rực. Dù cho chối bỏ, thì người phụ nữ cũng là con người. Họ cũng có những nhu cầu cho riêng mình. Nhưng quan điểm xã hội phủ lấp điều đó, khiến họ không thể nhận ra được nguyên nhân hút hồn từ cái đẹp. Nhưng cuối cùng, đẹp vẫn là đẹp. Đối với đàn ông, nó là tín hiệu, là động lực để thỏa mãn nhu cầu giới tính của con người. Nhưng sau đấy, là ai cũng giống ai, và đàn ông bắt đầu mơ màng về những người không giống với “ai đó”. Còn đối với phụ nữ, do bản năng làm mẹ, họ rồi cũng sẽ bị trói buộc cảm giác với người đầu ấp tay gối của mình, dù cho người ấy xấu đến đâu. Vậy, đàn bà khác đàn ông ở chổ đó, tại sao nhiều phụ nữ  vẫn phát cuồng với chữ đẹp?
Ở khía cạnh khác, giả như cái đẹp cũng chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu giới tính cho bạn. Vậy nếu giới tính được thỏa mãn xong, thì cái đẹp ấy đi về đâu? Nếu như bạn là đại gia, bạn không cần sự chở che, bạn hoàn toàn có thể tung bay với những cái vẻ đẹp mới. Nhưng nếu bản thân bạn không thật mạnh mẽ, bạn có thấy đắt không khi phải đánh đổi cái đẹp cho những bờ vai bền vững hơn?
Cái đẹp nó cũng thay đổi theo thời gian. Khi cuộc sống có một chút ổn định, tôi bắt đầu dành thời gian cho gym. Không chỉ thể hình, mà thần sắc của tôi cũng toát nên sự mạnh khỏe. Khi tôi quá bận bịu, không đi tập, ăn uống thất thường, thần thái tôi cũng giảm sút. Như vậy, cái vẻ đẹp, dù của đàn ông hay của đàn bà, chỉ cần có thời gian, có tiền bạc, có nhu cầu là nó sẽ được cải thiện. Nói như bà chị tôi: “Đẹp mà nghèo thì cũng sớm tàn thôi!” Tôi xin sửa lại chút đỉnh, đàn ông đẹp mà dốt, thì lấy về để lên chức má.

Giỏi cũng có thực sung sướng?

Uh! Giỏi thì rất đáng tự hào. Giỏi thì đảm bảo cho một gia đình sung túc. Giỏi thì cũng giống như cây đại thụ, ta biết ta có thể nương tựa được cả đời. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Đôi khi người đàn ông quá giỏi, họ có đủ bản lĩnh set up cuộc đời bạn thành cái hậu cung cho họ, thậm chí là lãnh cung. Tôi đã từng chứng kiến một chị bạn của mình bức bối trong chính cuộc sống chồng họ định sẵn, đến mức chị ấy muốn quyên sinh, nếu không vì những đứa con. Cuối cùng, chị ấy phải chọn cửa Phật làm nơi nương nhờ. Đàn ông giỏi quá cũng giống như con ngựa bất kham. Mà ngựa chứng thường là ngựa tài, ai cũng ham, ai cũng muốn lấy. Bạn không quản được nó, thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị nó đá mà theo người khác. Vậy giỏi có vui không?

Vậy, điều quý giá nhất của một người đàn ông!

Tôi có nghe một câu chuyện từ má tôi. Bà có một người bạn khá xinh đẹp, lắm người theo. Cái thời chiến tranh, có vị còn định tặng quà sinh nhật cho bác ấy là cả một chiếc xe đạp, thứ mà chỉ cần có hai chiếc là mua được căn nhà của ngoại tôi. Vậy mà cuối cùng, bác ấy lại lấy một anh kỹ sư quèn, mới ra trường. Người chỉ tặng cho cô những đóa hoa dại, những gói xôi chỉ có xôi không, sinh nhật thì chỉ có những cuốn sách cũ móc meo. Ai cũng chửi bác ấy ngu, bác ấy dại. Bác ấy chỉ nói một câu: “Hoa anh ấy tặng là anh ấy phải đi bộ một đoạn dài để hái. Gói xôi anh ấy cho mình là cả bữa sáng của anh ấy. Những cuốn sách quăng góc này là anh ấy đã phải tích cóp, dành dụm rất lâu. Còn chiếc xe đạp của anh kia, là của ba má ảnh. Không có nó thì ảnh vẫn còn vài chiếc xe khác để đi.”
Bây giờ, dù đã hơn sáu mươi tuổi, nhà cửa khang trang, dù đã lên chức nội ngoại, họ vẫn âu yếm gọi nhau: “Mình ơi! Mình à!” đến khiến con cháu nhiều khi cũng bật cười.
Sống cả cuộc đời, đàn ông thì mình không dám nói, nhưng phụ nữ có mấy ai được hạnh phúc như thế?
Quá xấu hoặc quá dở thì thật ra cũng không đặng! Nói chung, đàn ông, bên ngoài chỉ cần nhìn cũng không đến nổi nào là ổn, tài năng thì lo cho gia đình sung túc là được. Cái điều quan trọng nhất vẫn là họ có toàn tâm toàn ý với mình hay không. Hay chăng, như gió, như mây, ngọt nhạt dăm câu lại theo bướm, theo hoa bay mất. Uh! Thì một số may mắn, bạn vẫn còn có tiền ở lại. Nhưng hãy đảm bảo bạn sẽ biết cách dùng tiền để mang lại hạnh phúc cho mình. Còn không, hoặc ngay cả tiền cũng không có, thì  thật sự rất rất đáng thương!
Bác bạn má mình dạy: “Cái họ chìa ra cho mình, nó quan trọng bao nhiêu so với cuộc đời của họ? Cuốn sách được ky cóp cả tháng có thực mạt rệp hơn chiếc xe đạp với chỉ bằng một lời xin?” Nói tóm lại, rốt cuộc cả đời người đàn bà cần nhất, là người đàn ông  đi đến cuối đoạn đường, vẫn còn quan tâm đến họ. Dù có ngó nghiêng đôi chút, thì anh ta vẫn xem họ là hậu phương vững chắc, chứ không phải hậu cung mỹ miều, đông đúc. Và hình như, cũng có rất nhiều người đàn ông “yếu sinh lý” cũng cần điều đó. Uh! Thì mang tiếng “yếu sinh lý” nhưng được người ta tựa vào ngực mình bằng toàn bộ sự tin tưởng, thì nó cũng mang lại nhiều mạnh mẽ ở những nơi khác lắm bạn ạ! Thiệt đó!
Vậy tại sao cứ vì đẹp, cứ vì xuất chúng mà con người thích đánh đổi, thích chênh vênh và rồi  sau đó lại tự than thân, trách phận, làm như bi kịch lắm ý!
Triết học đường phố 
Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, có một người quỳ dưới chân Đức Phật nhờ Ngài dạy về chuyện tình yêu.
Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm một người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Đức Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Đức Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người: Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Đức Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật.

Đức Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc.

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Đức Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Đức Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.

Đức Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người: Con…con…con…

Đức Phật: Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Đức Phật: Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà. Một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu…Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người: Con…con…con…

Đức Phật: Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Đức Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.

Người: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Đức Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Đức Phật: A Di Đà Phật…

Lời Phật dạy về tình yêu đôi lứa

St Diệu Ngộ 
Giao tiếp bằng trái tim
Một số người có quan niệm rằng tu hành chỉ giới hạn trong việc ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, nhập thất… Thực ra quan niệm như thế chỉ đúng được một nửa. Tu tập theo quan điểm của Phật giáo không giới hạn ở những việc như thế mà còn cần phải biết điều chỉnh, tu tập hành vi của chúng ta qua ba hình thức là tu thân, tu khẩu và tu ý. Tức là sửa đổi, chỉnh đốn hành vi, động tác của tất cả việc làm của mình thể hiện trên ba nghiệp gồm thân nghiệp – hành động của thân thể; khẩu nghiệp – lời ăn tiếng nói của miệng và ý nghiệp – suy nghĩ, tư duy của ý thức.
Then chốt của việc tu hành chính là giữ gìn cho tâm ý trong sạch mọi lúc mọi nơi, không để lòng mình còn những ý niệm xấu, thân không làm việc xấu, miệng không nói lời xấu. Có thể tổng kết tất cả công hạnh tu hành thành hai công dụng là tu phúc và tu tuệ, trong đó, công hạnh tu tập nhằm giảm thiểu hoặc hóa giải phiền não của bản thân được gọi là tu tuệ.
Tu tuệ như tụng kinh, lễ Phật, sám hối, ngồi thiền đều là những phương pháp tự thức tỉnh, thay đổi, cải thiện các quan niệm, tập khí cũng như phiền não trong tâm mình, giúp trí tuệ tăng trưởng, hóa giải phiền não. Song song với việc tu tuệ, chúng ta cần phải tu phúc, tức là phải giúp đỡ mọi loài chúng sinh, nói là mọi loài chúng sinh nhưng ở đây quan trọng nhất là những người chung sống, đồng nghiệp, bạn bè xung quanh mình. Thế nhưng, làm thế nào để giúp đỡ người khác? Chúng ta có thể giúp người khác về các phương diện như giúp về trí tuệ, thời gian, tài sản, thể lực… Giúp đỡ người khác là một phương pháp tu tập để tạo phúc báo, gieo trồng nhân lành, tích góp công đức, công đức đó có thể giúp cho nhiều người thoát khỏi nghèo nàn, khổ nạn, vượt qua gian khó đến bờ bình yên, hạnh phúc, vui vẻ.
Nếu hiểu công hạnh tu tập theo định nghĩa như trên thì chúng ta có thể tu tập được ngay trong quá trình lao động, làm việc. Người ta có câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Tại sao tu ở nhà và ở chợ là nơi tu tập khó nhất nhưng lại hiệu quả nhất? Tu chợ ở đây nên hiểu là tu trong công việc đời thường, tu trong cương vị lãnh đạo của mình vì ở đó mới là nơi có cơ hội tốt nhất cho sự tu tập các việc thiện, tích tập công đức của mình.
Một vị lãnh đạo, một người cấp trên cứ nỗ lực đưa ra những chính sách, biện pháp đúng đắn, có lợi thiết thực cho số đông, hợp tình hợp lí thì mọi người cấp dưới sẽ hưởng ứng theo, tạo không khí, môi trường tốt cho việc tu tập các công hạnh thiện. Khi đó chúng ta sẽ thực hiện được “người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”.
Khi chúng ta làm bất kì việc gì đều làm với tất cả sự tập trung và chân thành của mình thì bản thân việc làm đó là sự tu tập vì tu tập và công việc vốn không phải là hai việc trái ngược nhau. Đương nhiên, chúng ta có thể tận dụng thêm những giờ rảnh rỗi trong công việc để tu tập những pháp môn yêu cầu cao hơn để tiếp nối công hạnh tu hành của mình, thực ra tu tập trong công việc và tu tập ngoài công việc có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
Chạy đua với thời gian thường khiến thân thể và tâm lí chúng ta trở nên căng thẳng. Vì vậy, ta cần phải tập luyện thư giãn cho tâm hồn, học cách “coi cuộc sống như là một công việc ưa thích, coi công việc như là sự thú vị của cuộc sống”, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống, cảm nhận được đây chính là hạnh phúc, tâm hồn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không còn căng thẳng và áp lực. Muốn có một cuộc sống thanh nhàn, hạnh phúc, chúng ta cần phải “tri thức”, người biết đủ chính là người hạnh phúc. Một số người quan niệm rằng, hưởng thụ tức là ăn ngon, mặc đẹp, đi xe đắt tiền. Thực ra hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa, đích thực nhất đó là hưởng thụ sự thư thái, an nhàn cho thân thể lẫn tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần là sự hưởng thụ vật chất. Hưởng thụ một cách thích hợp giúp thân tâm an lạc, thoải mái. Hít thở không khí trong lành, sống trong môi trường thanh thản, nhẹ nhàng, điều hòa cân đối nhịp sống là sự hưởng thụ đích thực.
Theo nhân quả của nhà Phật, chúng ta cần cố gắng hoàn thành công việc của mình, không cần để ông chủ mình biết, cũng không cần mong được sự khen ngợi, chúng ta cần làm tốt công việc, bổn phận của mình, không cần quan tâm tới người khác có nhìn mình hay không mà khi ở cùng với đồng nghiệp cần tận tâm, tận lực, nên vì mọi người, vì công ty, không nên tị nạnh với người khác. Những lời ác ý, chê bai người khác không những tổn thương người khác mà đối với mình cũng bất lợi thế nên chúng ta cần cố gắng tránh nó. Trong văn phòng vẫn thường xuyên xảy ra những lời nói đầy bạo lực. Lý do để nói ra những lời tổn thương người khác có thể là mong cho người ta thất bại, hoặc là vì lợi ích của mình, ngăn không cho người khác có cơ hội thăng tiến với nhiều thủ đoạn không chính đáng như bịa đặt, chê bai đối phương.
Hơn nữa, trong bất kỳ cơ quan, đơn vị nào cũng sẽ có một vài đồng nghiệp rất hợp nhau, thường xuyên tụ tập lại để cùng nói xấu hoặc phê phán những đồng nghiệp khác, như vậy cũng là một loại ngồi lê đôi mách. Những người bị phê phán nên ý thức rằng chuyện lớn đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ trở thành không có chuyện gì và không nên tính toán đến sự được mất.
Nếu bạn coi như không nghe thấy, mỉm cười cho qua, sự việc sẽ vẫn bình thường. Nếu ngược lại, ý kiến ở hai bên tai mình sẽ trở nên rõ ràng, tạo nên hai mặt trận đối lập nhau, đấu tranh với nhau, như vậy việc vận hành trong công ty sẽ trở nên tồi tệ. Nói xấu là sự bới móc, thuộc về “nhiều chuyện”, cũng có thể nói là “bịa chuyện”. Đối với các tín đồ Phật giáo, đó là một việc không có đạo đức. Thái độ làm việc của chúng ta cần phải chân thành, thực sự cầu thị, không nên dùng những cách không chính đáng, đặc biệt là những thủ đoạn đê tiện, ác độc để đạt được mục đích mong giành được danh lợi về mình. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải loại người này, bị người hãm hại bằng ác ý, nên giải quyết thế nào?
Trường hợp này, trước hết chúng ta nên xem cấp trên có phải là người sáng suốt, xử sự công bằng không. Nếu là một cấp trên sáng suốt, thì họ có thể nhận ra ai là người hãm hại, ai là người bị hại, ai là người luôn thích nịnh nọt, nên dùng loại người nào, không dùng loại người nào. Ngược lại, người không sáng suốt, họ sẽ thích nghe những lời ác ý, hãm hại, không thể phân biệt được sự thật giả. Nếu bạn vẫn muốn ở lại công ty, tốt nhất bạn hãy để cho thời gian giải quyết vấn đề đó, đợi đến thời cơ chín muồi, sự việc rồi sẽ hiện rõ chân tướng, đợi khi cấp trên phát hiện ra được sự thật, biết được trước đây là do người khác cố ý hãm hại bạn, ông ấy sẽ hồi tâm chuyển ý, phục hồi lại chức vụ của bạn như cũ. Nếu cấp trên không nhận ra được sự thật, không phân biệt phải trái, vậy nên làm thế nào? Trước tiên, hãy nghĩ nên lùi một bước, hãy nghĩ đến vấn đề thu nhập, nếu sau khi từ chức mà ảnh hưởng đến gia đình, khiến cho kinh tế gia đình gặp khó khăn, thì hãy tạm thời nhẫn nhịn, bởi vì hiện tại cấp trên của mình là như vậy, nói thế nào ông cũng không hiểu được. Nếu một công ty khác muốn tuyển dụng bạn, bạn hãy thử xem sao, có thể đó là điểm khởi đầu mới của bạn, nếu hiện tại vẫn chưa có cơ hội, vậy hãy chờ đợi thời cơ để tìm việc khác.
Ngoài những điều đó, chúng ta cần ứng phó ra sao? Chúng ta vẫn có thể dùng trái tim nhân hậu độ lượng để xem xét, nhìn nhận việc mình bị hãm hại. Từ góc độ tu tập, nói xấu là việc người ta chứ không phải mình, họ có nói xấu tôi đến mức nào, đó cũng chỉ là cách nhìn của họ chứ thực sự không phải là của tôi, vậy tôi cần gì phải tức giận. Khi đạt được sự tu dưỡng đó, chúng ta sẽ không bị những lời bịa đặt làm gục ngã.
Trích “Giao tiếp bằng trái tim – HT. Thích Thánh Nghiêm”
Lời khuyên cho tuổi trẻ
Bất cứ nơì nào, trong các trường học cho trẻ em tị nạn trên đất Ấn, hoặc tại các quốc gia khác, tôi cũng đều vui mừng khi được tiếp xúc với những người trẻ. Tuổi trẻ rất bộc trực và ngay thật, tâm hồn cởi mở và mềm dẻo hơn những người đã trưởng thành. Khi tôi nhìn thấy một đứa bé, cảm nghĩ trước tiên phát xuất từ đáy lòng tôi là đứa bé ấy chính là con tôi hay đấy là một người bạn thân thiết từ lâu của tôi mà tôi có bổn phận phải chăm lo và yêu mến.
Những gì quan trọng hơn hết đối với các em là sự giáo dục, và giáo dục ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng – tức là hấp thụ sự hiểu biết và đồng thời phải phát triển cả những phẩm tính căn bản của con người – nghĩa là phải toàn diện cả hai. Chính tuổi trẻ sẽ làm nền móng cho sự sống. Phương cách suy tư mà ta học hỏi được lúc còn trẻ sẽ ảnh hưởng sâu đậm trong suốt sự hiện hữu sau này, cũng giống như thức ăn và vệ sinh thân thể sẽ ảnh hưởng đến thân xác trong tương lai.
Nếu tuổi trẻ không dồn hết nỗ lực vào việc học hành thì sau này sẽ khó lòng mà bù đắp vào khiếm khuyết đó. Tôi từng nhận thấy những kinh nghiệm đối với chính tôi. Khi còn trẻ đôi khi tôi có phần lơ là, không quan tâm đến những điều học hỏi. Sau đó tôi hối hận vô cùng. Tôi nhận thấy trong khoảng thời gian ấy tôi đã đánh mất đi một cái gì đó. Dựa vào những kinh nghiệm trên đây, tôi khuyên tuổi trẻ nên ý thức giai đoạn còn được học hỏi là giai đoạn then chốt nhất trong sự hiện hữu của chính mình.
Ngay khi còn trẻ, cũng phải tập sống thuận thảo và tương trợ lẫn nhau. Những chuyện cãi vã và xung đột nhỏ nhặt không sao tránh khỏi được, nhưng điều quan trọng hơn là phải biết xoá bỏ những chuyện ấy, không nên giữ lại bất cứ một chút oán hận nào trong lòng.
Người ta vẫn nghĩ rằng tuổi trẻ không quan tâm đến những vấn đề hệ trọng chẳng hạn như cái chết. Tuy nhiên khi nghe những câu hỏi mà họ nêu lên, tôi mới thấy họ suy tư rất nhiều về những chủ đề thật nghiêm trọng, nhất là những gì xảy ra phía sau sự sống này.
Khi còn trẻ trí thông minh đang phát triển, tâm trí tràn ngập những điều thắc mắc. Lòng thiết tha mong mỏi được hiểu biết là căn bản của sự nẩy nở. Khi ta quan tâm đến thế giới này và càng tìm hiểu tại sao mọi sự vật lại như thế, thì khi đó tâm thức ta sẽ càng trở nên trong sáng hơn và tinh thần sáng tạo sẽ phát triển hơn.
Theo tôi còn một điều nữa rất thiết yếu. Trong xã hội tân tiến ngày nay, người ta có chiều hướng không quan tâm nhiều đến những gì mà tôi thường gọi là phẩm tính tự nhiên của con người : ấy là sự tốt bụng, lòng từ bi, sự hợp tác và khả năng tha thứ. Khi còn trẻ người ta hòa hợp với nhau một cách dễ dàng. Chỉ cần một lần gặp nhau và cùng nhau vui cười là cũng có thể trở thành bạn hữu với nhau. Không cần biết người bạn của mình làm nghề gì và thuộc giống dân nào. Điều quan trọng là người bạn mình cũng là một con người như chính mình  , và cũng chỉ cần như thế là đủ để kết bạn với nhau.
Khi càng lớn lên, người ta càng lơ là với lòng yêu thương, với tình bạn hữu hay sự tương trợ. Những gì trở nên hệ trọng và đáng quan tâm hơn cho họ là chủng tộc, tín ngưỡng  , và cái xứ sở đã sinh ra họ. Họ quên mất những gì hệ trọng và chỉ chú tâm đến những gì hời hợt mà thôi.
Vì thế tôi muốn khuyên những ai đang bước vào cái tuổi mười lăm, mười sáu hãy chớ nên đánh mất cái tươi mát của tâm hồn tuổi trẻ mà phải cố gắng quan tâm và duy trì lấy nó. Hãy thường xuyên suy tư về những gì sâu xa nơi con người, để từ đó sẽ tìm thấy sự tin tưởng vững chắc nơi bản chất đích thực của chính mình và củng cố niềm tin ấy trong lòng mình.
Thật quan trọng đối với những người trẻ là phải sớm ý thức được rằng đời sống của con người không phải là một chuyện dễ dàng. Muốn thực hiện sự sống ấy một cách tốt đẹp thì không được nản chí khi gặp khó khăn, và nhất là phải có một sức mạnh nội tâm từ bên trong.
Ngày nay người ta xem trọng chủ nghĩa cá nhân, đặt nặng quyền suy nghĩ riêng tư của mỗi người, không nhất thiết phải phù hợp với giá trị xã hội hay truyền thống sẵn có. Đấy cũng là một điều hay. Tuy nhiên, trên một bình diện khác, con người chỉ biết hấp thụ những thông tin từ bên ngoài, qua trung gian các cơ quan truyền thông, nhất là mạng lưới truyền hình. Những loại thông tin ấy trở thành những dẫn chứng duy nhất để cho ta dựa vào và chúng là cái nguồn duy nhất mang đến cảm ứng cho ta. Sự lệ thuộc quá đáng này khiến ta trở thành bất lực và không còn đủ sức để đứng vững một mình.  Chúng ngăn không cho ta dựa vào những phẩm tính đích thực của mình, để rồi đánh mất cả sự vững tin nơi bản thể của chính mình.
Theo tôi thì sự tự tin và khả năng đứng vững một mình là những gì thật thiết yếu để thành công trong đời. Tôi không có ý đề cập đến sự tự tin thiếu suy nghĩ, mà chỉ muốn nói đến sự kiện phải ý thức được tiềm năng sẵn có từ bên trong của mỗi người, một niềm tin vững chắc là chúng ta luôn luôn có khả năng tự sửa chữa, tự cải thiện để giúp mình trở nên phong phú hơn, và nhất là phải hiểu rằng không có gì bị đánh mất một cách vĩnh viễn cả.
Các chủ đề ưa chuộng của mạng lưới truyền thông là cướp bóc, tội phạm, những hành vi thúc đẩy bởi sự tham lợi hay hận thù. Tuy thế, ta không thể nào bảo rằng trong thế giới này tuyệt nhiên không có một hành động cao cả nào xảy ra, không có hành động nào thoát ra từ phẩm tính căn bản của con người. Chẳng lẽ không có ai chăm lo cho những người bệnh tật, trẻ mồ côi, người già yếu và những kẻ tật nguyền với tấm lòng bất vụ lợi ; chẳng có một ai đứng lên vì tình thương yêu kẻ khác hay sao ? Những hành động như thế xảy ra rất nhiều, nhưng ta lại xem những hành vi ấy là bình thường.
Tôi tin chắc rằng từ bản chất và từ nơi sâu kín của lòng ta, chẳng có ai muốn sát sinh, hãm hiếp, cướp bóc, nói dối hay phạm vào những hành động tiêu cực khác, trái lại tất cả chúng ta đều hàm chứa khả năng yêu thương và từ bi. Hãy nhìn vào tầm ảnh hưởng của sự trìu mến phát sinh một cách tự nhiên nơi người mẹ khi ta chào đời. Thiếu sự trìu mến đó, ta đâu còn sống đến ngày hôm nay. Hãy tự nhìn xem chúng ta đang cảm thấy an lành như thế nào khi được che chở bởi tình thương yêu của những người chung quanh, kể cả lúc chính ta tự biểu lộ được tình thương yêu đó, trong trường hợp ngược lại ta sẽ cảm thấy khổ sở ra sao khi đang bị giận dữ và hận thù xâm chiếm. Tư duy và hành động phát sinh từ yêu thương ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và thể xác một cách rõ rệt. Chúng phù hợp với bản tính đích thực của ta. Trái lại những hành động hung bạo, độc ác, hận thù sẽ chi phối và khống chế ta để rồi ta cảm thấy thích thú khi nghe nhắc đến những chuyện như thế và cũng chính vì thế mà chúng xuất hiện nhan nhản trên báo chí. Vấn đề nguy hiểm là dần dần ta bị lừa phỉnh và cứ ngỡ rằng bản chất con người là xấu xa. Biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ thốt lên rằng không còn một hy vọng nào nữa cho loài người.
Tôi nghĩ rằng thật cần thiết phải nói với tuổi trẻ như sau : Các em hãy cố gắng nhận thấy những phẩm tính con người đang hiện hữu một cách tự nhiên trong các em. Các em hãy xây dựng trong lòng một niềm tự tin vững chắc và tập cho mình biết đứng vững trên đôi chân của chính mình !
Một số bạn trẻ khởi sự bước vào đời nhưng không hiểu mình muốn gì. Các bạn ấy chọn một nghề nào đó nhưng lại cảm thấy không thích hợp với mình, bèn bỏ nghề và chọn một nghề khác rồi lại tiếp tục bỏ nữa, để rồi sau cùng thì buông trôi tất cả và nghĩ rằng chẳng có gì cho mình tha thiết cả.
Nếu người bạn trẻ của tôi rơi vào trường hợp như thế thì cũng nên hiểu rằng không có một sự sống nào mà không gặp khó khăn. Đừng nên hy vọng tất cả sẽ bỗng nhiên tự động thành công và những khó khăn sẽ tan biến như một phép lạ.
Khi các bạn học xong và tìm việc làm thì hãy chọn lựa một nghề nghiệp phù hợp với bản chất của mình, sự hiểu biết của mình, khả năng của mình, quyền lợi của mình và có thể của gia đình mình, kể cả bạn hữu hay thân thuộc của mình nữa. Cũng có thể cho là hợp lý khi ta biết chọn một ngành nghề mà những người chung quanh đang làm. Như thế ta có thể nhận được những lời chỉ dẫn và thừa hưởng những kinh nghiệm của họ.
Hãy quán xét tất cả mọi yếu tố, chú ý đến những khả năng nào phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình để lựa chọn. Sau khi đã chọn thì phải cố gắng duy trì. Dù có gặp khó khăn mấy đi nữa cũng phải quyết tâm để vượt qua. Hãy tự tin nơi chính mình và huy động mọi năng lực sẵn có.
Nếu bạn nghĩ rằng nhiều nghề nghiệp sẽ chờ đợi bạn như những món ăn để cho bạn tự do nếm thử, hết món này đến món khác, thì quả thật bạn sẽ có rất ít may mắn để thành công. Hãy tự nhủ rằng một ngày nào đó rồi bạn cũng phải chọn lấy một quyết định và trong thế giới này tuyệt đối không có bất cứ một thứ gì lại không hàm chứa những bất lợi.
Tôi nghĩ rằng chúng ta thường cư xử như những đứa trẻ được nuông chiều quá đáng. Khi còn bé, chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ. Đến tuổi đi học, chúng ta được giáo dục, có cơm ăn áo mặc, tất cả gánh nặng và khó khăn đều đè lên vai người khác. Đến lúc ta đủ sức lo toan cho chính sự hiện hữu của mình, tự vác lên vai gánh nặng của chính mình, thì ta lại nghĩ rằng tất cả đều sẽ dễ dàng ! Thái độ ấy trái ngược với thực tế. Trong thế giới này, không có một ngoại lệ nào cả, tất cả mọi chúng sinh đều phải gặp những khó khăn.

Trích “Những lời khuyên tâm huyết – Đức Đạt Lai Lạt Ma”
Cám ơn cuộc đời
Chúng ta phải ngàn lần cám ơn cuộc đời này, cho dù trên con đường đi của mỗi con người đều có bão giông.
          Thất bại, tuyệt vọng, chán đời… trong đời một con người có lẽ không mấy ai là không trải qua. Giàu sang hay nghèo hèn, thông minh hay kém thông minh, có học hay không học, sống ở thành thị hay nông thôn, hay miền sơn cước, hải đảo… Người lành lặn hay người bị tàn tật… mấy ai mà không có những lúc thấy chán đời rồi quay ra oán trách cuộc đời…
 Con người đâu có quyền lựa chọn là mình sẽ sinh vào một gia đình như thế nào: giàu sang hay nghèo khó, có cả cha và mẹ, hay một gia đình ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương, hay là một gia đình đầy bạo lực, hay vừa sinh ra đã bị bỏ rơi đâu đó… (Theo thuyết nhà Phật, thì tất cả đều do nghiệp lực mà con người được sinh ra trong gia đình như thế nào đều do nhân duyên và nghiệp đã tạo của từng người trong nhiều kiếp).
          Vì vậy mà không phải ai sinh ra cũng được sống trong gia đình có đầy đủ cơm ăn, áo mặc, có đầy đủ mẹ cha…
          Khi lớn lên thì đâu phải ai cũng có chỉ số IQ cao để mà đi học được điểm cao hay vượt qua được tất cả các kỳ thi tuyển quan trọng trong cuộc đời.
          Khi ra trường cũng không phải ai cũng được tuyển dụng vào đúng nghề mình học, đúng công việc mình yêu thích, đúng những công ty hay nhà máy mình ngưỡng mộ…
          Cũng không phải tất cả ai cũng sinh ra đều được cắp sách tới trường, cũng đều vào được đại học, cũng không phải ai học xong cũng xin được việc làm như mong muốn…
          Còn tình yêu lứa đôi cũng làm con người ta thất vọng, tuyệt vọng, chán đời nhiều không kém so với học hành, thi cử và công ăn, việc làm… Yêu đơn phương, yêu mà không được gia đình chấp nhận, yêu mà không được ở gần nhau, yêu nhau mà không lấy được nhau hay bị phụ tình, bị lừa dối…
          Việc nuôi dậy con cái cũng là một áp lực không nhỏ trong mỗi gia đình, nó có thể là sợi dây bền vững hay cũng có khi lại là nguyên nhân đổ vỡ của những đôi vợ chồng trẻ.
…….
          Không phải ai sinh ra cũng được là hoàn hảo, cũng được sống, cũng thực hiện được những giấc mơ của mình.
          Vậy thì đã là con người đang sống trong một xã hội thì những việc không được như ý muốn của mình nó sẽ là chuyện rất đỗi bình thường.
          Do đó, được sinh ra làm con người đã là vô cùng khó khăn, đã là rất quý báu rồi, vậy thì hà cớ gì ta phải chán đời, tuyệt vọng, oán trách cuộc đời này mà làm chi cho uổng phí.
          Tại sao ta không cám ơn cuộc đời này nhỉ:
          Vì khi ta đang nằm trong bụng mẹ, Cả cha và mẹ ta đều đếm từng ngày mong ta cất tiếng khóc chào đời, thế là ta đã hơn hàng triệu những đứa trẻ khác rồi. Những đứa trẻ có khi chưa được vài tuần, vài tháng tuổi, hay chưa thành hình hài đã bị cha mẹ chúng không cho chúng làm người, hay những đứa trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ mà cha mẹ chúng đã không mong chúng có mặt trên đời này.
          Vì khi ta sinh ra ta đã được mẹ ôm ta vào lòng cho ta bú dòng sữa mẹ ấm thơm ngọt ngào và được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, anh em, thế là ta đã hơn hàng triệu, triệu trẻ em khác không có cha, hoặc mẹ hay không có một ai và phải sống trong các trại trẻ mồ côi.
          Vì khi ta lớn lên ta đã được ở trong một ngôi nhà, ta đã được ăn và được mặc, cũng có lúc ta có thể ăn chưa được no, chưa được ngon, hay mặc chưa được đẹp hay đủ ấm, nhưng như thế là ta đã hơn hàng triệu, triệu đứa trẻ khác không nhà, ăn thì bữa có, bữa không và không cả áo ấm trên trái đất này.
          Vì khi ta sinh ra ta đã được lành lặn, thế là ta đã hơn hàng vạn, vạn trẻ em khuyết tật trên trái đất này.
          Vì khi ta lớn lên ta đã được cắp sách đến trường, cho dù có thể chỉ là hết bậc tiểu học, thế là ta đã hơn triệu, triệu trẻ em trên trái đất này không được cắp sách đến trường.
          Vì khi ta đang sống trong một đất nước không còn chiến tranh, thế là ta đã hơn triệu, triệu người trên trái đất này.
          Vì khi ta lớn lên ta đã có nghề nghiệp, có công ăn việc làm, trong nhà đã có gạo, có cá có thịt, có tủ lạnh, ti vi, có tài khoản ở ngân hàng, có phương tiện đi lại dù chỉ là xe đạp hay xe máy, xe hơi… thế là ta đã hơn tỷ người trên trái đất.
          Và giờ đây khi ta ngồi ở bất cứ đâu ta có thể đọc, nghe, nhìn biết được tin tức trên khắp hành tinh này thế là ta đã hơn tỷ người trên trái đất .
          Cuộc đời còn gì tốt đẹp hơn thế nữa. Vậy mà tại sao ta lại phải chán đời, ta phải tuyệt vọng, chỉ vì vấp ngã hay khó khăn, để rồi ta tự hủy hoại đời ta, ta gục ngã, ta làm cho những người thân yêu của ta phải đau khổ vì ta, tại sao ta không cố gắng đứng dậy để đi tiếp.
          Có khó khăn nào mà ta không thể vượt qua, có đau khổ nào mà ta không thể chịu đựng được.
          Còn có biết bao nhiêu người bị cha mẹ bỏ rơi, sống lang thang vô gia cư, phải đi dọn nhà vệ sinh vẫn vào được đại học …
          Chúng ta hãy nhìn vào xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu những con người phi thường, tưởng như là không thể, thế mà lại có thể, đó là những con người không có cả tay và chân vẫn là những vận động viên bơi lội, chạy nhảy…
          Trên thế giới có biết bao nhà khoa học khuyết tật. Họ đã vượt lên những tàn tật của mình để làm nên những điều kỳ diệu. Cùng với tài năng thiên bẩm và sự tự rèn luyện để vượt lên số phận, họ đã trở thành các nhà khoa học lớn, có các đóng góp quan trọng cho nhân loại, những phát minh của họ tạo tiện nghi cho cuộc sống của cả người tàn tật và không tàn tật.
          Biết bao nhiêu những người khuyết tật nổi tiếng trên thế giới và ngay cả Việt Nam, không những họ vẫn sống vẫn yêu đời, họ vượt lên số phận nghiệt ngã của chính họ mà họ còn là những tấm gương cho nhân loại này.
          Ngay cả những loài động vật khác cũng vậy, đã có những chú cún chỉ có hai chân, nó đã chịu đau đớn luyện tập và đi được bằng hai chân hay sao…
          Chúng ta đã, đang được thừa hưởng những tinh hoa, những cống hiến của cả nhân loại hàng bao thế kỷ qua.
          Vì vậy mà chúng ta phải ngàn lần cám ơn cuộc đời này, cho dù trên con đường đi của mỗi con người đều có bão giông.
          Cuộc đời này vẫn đẹp sao, vẫn đáng sống biết bao, vẫn cần bảy tỷ người đang sống phải biết nói lời cám ơn cuộc đời .

Hai Bài Học Rất Cảm Động Về Sự Bố Thí

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước này nên thay vì xin ăn cậu đã xin 1 ly nước. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: “Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?”
Người phụ nữ trả lời: “Cháu không nợ cô gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.”
Cậu bé cảm kích đáp: “Cháu cám ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.”.
Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người càng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.
Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bệnh người phụ nữ ở.
Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.
Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:
“Đã được trả đủ bằng một ly sữa.”
Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly
Hãy mở rộng trái tim với mọi người vì một ngày bạn sẽ cần người khác mở rộng trái tim dành cho mình. Do đó giúp đỡ người khác chính là mục tiêu để được sống hạnh phúc.